Khi đến với Thành phố Hồ Chí Minh, các bạn thường nghe đến Công viên 30/4, Dinh Độc Lập hay Nhà thờ Đức Bà là những điểm đến không thể bỏ qua. Bên cạnh đó, còn có một địa điểm với kiến trúc Tây Âu đẹp tuyệt vời mà các bạn nên ghé thăm, đó là Nhà hát Thành phố.
@ttaammttttNhà hát Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu?Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (hay còn được gọi với cái tên ngắn hơn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn) có địa chỉ tại số 7 đường Công Trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, quận 1; bên cạnh là hai khách sạn lớn Caravelle và Continental. Nằm ở một vị trí thuận lợi tại giữa trung tâm thành phố, đây được xem như là một nhà hát trung tâm và đa năng, chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật và đồng thời nhà hát cũng được sử dụng để tổ chức các số sự kiện lớn của thành phố.Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc của Tây Âu và được xem như là một địa điểm tham quan lý thú thu hút rất nhiều khách du lịch tới đây chiêm ngưỡng.
@chaubui_
@phanlevananh_Lịch sử của Nhà hátNhà hát Thành phố đã được Pháp khởi công xây dựng từ năm 1898. Đến ngày 1 tháng 1 năm 1900 thì nhà hát khánh thành trọng thể. Mặt tiền của nhà hát khi ấy đều được trang trí bằng nhiều tượng và tượng đắp nổi theo kiểu cách kiến trúc thời bấy giờ. Tuy nhiên, khi ấy mặt tiền lại bị đánh giá là quá rườm rà và phải sửa đổi. Dự án sửa đổi đã được đưa ra vào năm 1943, sau đó mặt tiền nhà hát được sửa chữa lại.Vào năm 1998, nhân dịp 300 năm khai sinh Sài Gòn, Nhà hát Lớn thành phố Hồ Chí Minh được tu bổ lại bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu, với một số trang trí, điêu khắc nổi ở mặt tiền được phục chế, đồng thời nhà hát được trang bị thêm hệ thống chiếu sáng mỹ thuật về đêm. Mãi cho đến năm 2009 thì tu bổ hoàn thành.
@juliabase.me
@ducpham.32Khám phá kiến trúc độc đáo của nhà hátBất kể bạn là người ưa thích tìm hiểu về văn hóa hay chỉ đơn giản là yêu thích những công trình kiến trúc đẹp, Nhà hát Thành phố chắc chắn sẽ là điểm dừng chân không thể thiếu. Tòa nhà trắng muốt này là một dấu ấn gợi nhớ về thời khi mà Sài Gòn còn là kinh đô của vùng thuộc địa Pháp đầu thế kỷ 20.Từ xa, du khách đã có thể ngắm nhìn kiến trúc tráng lệ của nhà hát với sự ảnh hưởng sâu sắc của phong cách kiến trúc Pháp cổ xưa. Mái vòm và những phù điêu trang trí nhà hát đều được chuyển đến Sài Gòn theo đường máy bay từ Paris.
@ttaammttttToàn bộ kiến trúc, phù điêu mặt tiền và nội thất của nhà hát đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp thời ấy vẽ giống lại với mẫu các nhà hát ở Paris vào cuối thế kỷ 19. Hệ thống các ô cửa vòm với dãy lan can nhô cao được thiết kế mang đậm nét kiến trúc cổ điển Pháp thời ấy, đây chắc chắn là chi tiết khiến Nhà hát Thành phố trở nên sang trọng hơn trong mắt du khách.Thiết kế bên trong nhà hát rất tân tiến với đầy đủ các thiết bị âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng là 1800 chỗ ngồi, có thể phục vụ cùng lúc 2000-2200 khách đến tham dự.
@jinz.vuxHoạt động thường niên của nhà hátNgày nay, vào mỗi tối cuối tuần, nhà hát thường xuyên tổ chức các buổi ca nhạc kịch với giá vé khá đắt. Chính vì thế, những buổi điễn nơi đây đa số là phục vụ cho các thính giả nước ngoài hoặc giới thượng lưu đến để thưởng thức loại hình nghệ thuật này.Ngoài các chương trình Giao hưởng thính phòng, nơi đây còn là địa điểm tổ chức nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn khác như: các vở ballet, nhạc truyền thống dân tộc,… Vì thế, nếu có điều kiện, đừng ngại ngần mà chọn cho mình một chương trình phù hợp với sở thích cá nhân và dành vài giờ thưởng thức trong không gian tuyệt vời này nhé!
@trucphans_photobookNhà hát Thành phố chắc chắn là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp đã góp phần làm tăng thêm vẻ sang trọng và duyên dáng cho Thành phố Hồ Chí Minh.
@khanhbi143Theo Poliva